Thông Tin Liên Hệ
Số điện thoại: (+84) 981 293895
Mail: info@gilretail.com
Giờ làm việc: 8:00-17:00
LƯU GIA FARM – NÔNG TRẠI GIA TỘC HỌ LƯU
Thông tin chung:
Trực thuộc CT TNHH GIL RETAIL có trụ sở tại 29/36 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1, TPHCM là công ty phụ trách phân phối hàng hoá.
Và CT TNHH Huấn Hân chuyên sản xuất và chế biến hàng hoá của Lưu Gia Farm. Có trụ sở tại Xóm Trung Thành 2, Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Về người đứng đầu:
CEO – Lưu Thị Thuỳ Trang – Điều Hành chung
CPO – Lưu Văn Huấn – Phụ trách sản xuất
COO– Nguyễn Hoàng Anh – Phụ trách vận hành và đầu ra
A-CPO – Nguyễn Thị Ngọc Hân – Trợ lý sản xuất
LƯU GIA FARM
Since 1972
Lưu Gia Farm – Nông trại của dòng tộc họ Lưu được thành lập ra nhằm mục đích giữ gìn văn hoá truyền thống của gia đình nói riêng và văn hoá của người dân tộc Nùng xưa nói chung đang bị mai một dần bởi lối sống hiện đại hoá.
Diện tích
- Lưu Gia Farm có diện tích 15 Ha tại xóm Trung Thành 2, Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Các mặt hàng sản xuất và chế biến:
- Trà truyền thống: Trà thường, trà ngon và trà thượng hạng tâm nõn.
- Bột trà xanh dùng cho FNB
- Bột trà xanh dùng cho đắp mặt
- Bánh ngải cứu truyền thống
- Bánh ngải cứu trà xanh
- Bánh xu xê trà xanh
- Bánh xu xê truyền thống
- Bánh giầy
- Khô trâu
- Khô bò
- Rượu men lá
- Rượu ngô
- Rượu nếp cẩm
- Mật ong thường
- Mật ong tự nhiên
- Tất cả các sản phẩm đều được chế biến dưới bàn tay của các nghệ nhân trong gia tộc họ Lưu.
Câu chuyện gia tộc
Dòng họ Lưu (dân tộc Nùng) có nguồn gốc từ vùng núi thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Năm 1943, vì tình hình chiến tranh nên điều kiện sống tại Cao Lộc không còn đáp ứng được cơm no áo ấm cho gia đình nên ông Lưu Viết Lan – một trong những người con của dòng họ đã đi tìm vùng đất mới để canh tác và sinh sống. Khi ông đặt chân đến mảnh đất Vô Tranh (lúc bấy giờ còn là Tổng Sơn Cẩm trực thuộc Phủ Phú Lương) chỉ có 12 hộ dân, nhận thấy đây là một mảnh đất màu mỡ, thảm thực vật và động vật tự nhiên trù phú thích hợp để canh tác và sinh sống. Cho nên, ông đã trở lại quê nhà và đón hai người con trai là Lưu Chu Sinh và Lưu Chu Nhật về Tổng Sơn Cẩm bắt đầu khai hoang và canh tác, đóng góp về lương thực thực phẩm ít nhiều cho quân nhân tham gia kháng chiến tại Việt Bắc những năm 1945 – 1954.
Năm 1972, nhận thấy cây trà là một trong những loại cây có giá trị kinh tế, lại thích hợp phát triển trên đất bazan đỏ và khí hậu ôn hoà quanh năm nên gia đình quyết định trồng cây trà trên nhiều diện tích đất bãi, đất đồi, xen canh với trồng cây lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kể từ đó, dòng họ Lưu bắt đầu phát triển và có tiếng trong vùng như ngày nay bởi lối sống và kỹ năng phát triển nông nghiệp, lúc nào cũng ấm no bởi nguồn lương thực tự nuôi trồng.
Kể từ ngày đầu tiên người nhà họ Lưu đặt chân tới Thái Nguyên khai hoang đã gần 80 năm. 5 thế hệ đã từng sinh sống và tiếp tục phát triển trên mảnh đất này. Ông Lưu Văn Hôn (con trai ông Lưu Chu Sinh) và bà Nông Thị May vẫn đang dẫn dắt 5 người con ruột và 5 con dâu, con rể canh tác nông nghiệp và phát triển thêm các ngành chăn nuôi khác.
Câu chuyện sản phẩm
Sau nhiều năm nghiên cứu về lợi thế địa lý, thế mạnh của quê hương, nhận thấy đây là vùng nguyên đa dạng, đặc biệt là cây trà vốn dĩ đã vô cùng nổi tiếng. Nhắc đến Thái Nguyên người ta sẽ nghĩ ngay đến loại trà đặc trưng với vị hậu ngọt sâu, lưu luyến mỗi lần uống. Tuy nhiên, người dân tại đây vẫn chưa thực sự biết đến những lợi ích từ cây trà cũng như về tiềm năng kinh tế mà những lá trà tươi đem lại, đa số các sản phẩm từ trà đều là dùng để pha uống. Cũng chưa có bất cứ một doanh nghiệp nào đứng ra để thu mua, cũng như bảo đảm đầu ra cho người nông dân.
Diện tích đất trồng trà, hoa màu và cây ăn quả vô cùng lớn kết hợp quy hoạch xây dựng con đường hoa tạo cảnh quan dưới sự chỉ đạo của Hội liên hiệp Phụ nữ xã tạo nên nguồn mật hoa dồi dào thích hợp để nuôi thêm ong mật. Ong sống nhờ phấn hoa trà, lúa, cây ăn quả và hoa dại không chăn nuôi tạo nên mật ong tự nhiên vô cùng thơm ngon, thượng hạng.
Bên cạnh cây trà, thì thảm thực vật trù phú cho người nông dân có thể trồng cây ngải cứu, đậu xanh ở tầng thực vật cấp thấp và cây chuối hột ở thảm thực vật bậc trung. Tiềm năng cho phát triển mặt hàng bánh ngải cứu truyền thống chỉ có của người dân tộc Tày – Nùng. Những đồng cỏ rộng bao la thích hợp nuôi trâu, bò cho ra những sản phẩm như khô trâu, khô bò gác bếp cùng với các loại rượu ngon của vùng Trung du như: rượu nếp cẩm, rượu men lá, rượu ngô…
Bột trà xanh đắp mặt – GIL Tsubaki Face Mask: Tsubaki trong tiếng Nhật có nghĩa là hoa trà. Có cánh hoa trắng ngần, mịn màng trông thanh tao và trong sáng như người phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi lấy tên này với mong muốn mọi người dùng bột trà xanh của GIL đắp mặt làn da sẽ đẹp mịn màng, trắng da không mụn như cánh hoa trà.
Matcha trà xanh GIL: dùng làm nguyên liệu trong ngành F&B (Đồ ăn và thức uống) để làm bánh, latte, đá xay, các món ăn có matcha trà xanh…
Trà tâm nõn Lưu Gia: Những nõn trà non mới nhú được thu hái và chế biến thành loại trà hảo hạng có giá cao vì sản lượng được thu hoạch rất thấp. Các chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở búp trà non nhất.
Trà Lưu Gia loại ngon: Loại trà 1 tôm ba lá, hay còn gọi là trà móc câu thường được sử dụng để uống, là một phần trong văn hoá trà đạo.
Trà Lưu Gia loại thường: trà móc câu bình thường, có giá thành thấp hơn.
Câu chuyện làm đẹp của những người phụ nữ nhà họ Lưu:
Từ những năm 70, khi đó mỹ phẩm còn là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ đối với người dân Việt Nam, nhưng những người phụ nữ của vùng đất trà đã biết cách dùng nước lá trà tươi để rửa mặt để làm sạch da, giúp giảm viêm, thâm do mụn bởi trong lá trà có hoạt chất có kháng viêm, làm se, giảm lượng dầu trên da, chống oxi hoá chống lão hoá. Đối với các vết thương ngoài da, người dân cũng đã dùng nước lá trà xanh để khử trùng, làm sạch và làm se nhanh các vết thương. Do đó, công dụng đối với da là vô cùng tốt.
Cho đến nay, dù không dùng các loại mỹ phẩm có trên thị trường, nhưng những người phụ nữ nhà Lưu Gia vẫn giữ được nét tươi trẻ dù đã chạm tuổi U60, làn da căng mịn, sáng trông trẻ đẹp.